Thực ra thì còn tùy vào việc nó được dùng để làm gì nữa. Ví dụ:
- Đây là đoạn code chương trình Hello World với ngôn ngữ Assembly:
.model small .stack 100h .data msg db 'Hello world!$' .code start: mov ah, 09h lea dx, msg int 21h mov ax, 4C00h ; int 21h end start
2. Còn đây là code chương trình Hello World trong C++:
#include <iostream> int main() { std::cout << "Hello world!\n"; }
3. Đây là code Hello World trong PHP:
<?php print "Hello world!"; ?>
4. Còn đây là chương trình Hello World trong thuyết Big Bang :))
Theo mình thì độ phức tạp cũng như độ khó của một ngôn ngữ không nên được đánh giá qua số dòng code của chúng. Tùy vào từng hoàn cảnh mà chúng có sự phức tạp khác nhau. Ví dụ:
- Assembly sẽ là ngôn ngữ tốt nhất để viết phần mềm cho CPU/GPU.
- C++ lại chuyên được dùng để viết hệ điều hành hoặc game.
- PHP thì… được nhiều người dùng nhất.
Khi dùng sai mục đích thì bất cứ ngôn ngữ nào cũng có thể trở nên phức tạp. Chẳng hạn như bạn sẽ nổ tung cái đầu khi viết một website bằng Assembly, hoặc làm game bằng PHP. Tuy nhiên những ngôn ngữ gần với ngôn ngữ của con người như PHP lại dễ học nhất.
Ước gì một ngày nào đó sẽ có một ngôn ngữ mà chúng ta có thể lập trình bằng cách “quơ tay quơ chân” 😀