Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các kiểu dữ liệu có trong Haskell.
Khai báo kiểu
Đầu tiên chúng ta phải biết cách khai báo kiểu dữ liệu cho một biến đã. Cú pháp khai báo là:
<tên_biến> :: <tên_kiểu>
Ví dụ:
1 2 3 4 | main :: IO() a :: Int b :: Bool main = return() |
Các kiểu cơ bản
Haskell cũng có một số kiểu như trong các ngôn ngữ khác.
Bool
Mang giá trị đúng / sai (True
/ False
). Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 | main :: IO() a :: Bool a = False b :: Bool b = True main = return() |
Int
Đây là kiểu dữ liệu lưu trữ số nguyên có dấu, miền giá trị từ [-229, 229-1].
1 2 3 4 5 6 7 8 | main :: IO() i :: Int i = 2020 j :: Int j = - 99999999 main = return() |
Integer
Đây cũng là kiểu dữ liệu lưu trữ số nguyên, nhưng có thể lưu những con số rất lớn, thậm chí có thể dùng hết bộ nhớ trong máy để lưu.
1 2 3 4 | main :: IO() bi :: Integer bi = 94919521698492921921919551295194198981621984623 ... main = return() |
Char
Đây là kiểu dữ liệu lưu trữ kí tự. Ví dụ:
1 2 3 4 | main :: IO() c :: Char c = 'a' main = return() |
Lưu ý là chúng ta chỉ có thể bọc các kí tự trong cặp dấu nháy đơn '
, không phải cặp dấu nháy kép "
.
String
Cũng lưu trữ kí tự nhưng là một chuỗi nhiều kí tự.
1 2 3 4 | main :: IO() c :: String c = "Phocode - Haskell" main = return() |
Khác với Char
, chúng ta phải bọc các chuỗi String
trong cặp dấu nháy đôi "
.
Float/Double
Đây là kiểu dữ liệu lưu trữ số thập phân, điểm khác biệt là Float chỉ lưu 32 bit còn Double là 64 bit. (Tuy nhiên có nguồn cho biết trong các phiên bản Haskell hiện đại, cả Float và Double đều dùng 64 bit để lưu trữ).
1 2 3 4 5 6 7 8 9 | main :: IO() f :: Float f = 3.1415 d :: Double d = 9.9999999999 main = return() |
List
Đây là kiểu danh sách. Cũng giống như mảng trong C++ hay Java, list trong Haskell chỉ lưu những phần tử có chung kiểu. Để khai báo một list thì chúng ta dùng cú pháp [tên_kiểu]
, ví dụ:
1 2 3 4 | main :: IO() list :: [Int] -- List số nguyên list = [ 1 , 2 , 3 , 4 , 5 ] main = return() |
Tuple
Nếu bạn đã từng lập trình Python thì bạn sẽ quen với kiểu tuple này, chúng ta có thể coi nó đơn giản như là một list nhưng có thể lưu nhiều phần tử với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Để khai báo tuple thì chúng ta dùng cú pháp (tên_kiểu_1, tên_kiểu_2,.... tên_kiểu_n)
, khác với list là chúng ta khai báo bao nhiêu kiểu trong tuple thì phải gán chính xác bấy nhiêu phần tử, ví dụ:
1 2 3 4 5 6 | main :: IO() list :: (Int, Int, String) list = ( 16 , 5 , "phocode.com" ) -- list = ('a', 5, "Hello") --- Sai vì phần tử đầu tiên sai kiểu -- list = (1, 2, "Hello", 4, 5) -- Lỗi vì số phần tử là 5 trong khi khai báo chỉ có 3 main = return() |
Haskell có thể gán kiểu động
Để linh hoạt hơn trong khai báo biến, chúng ta có thể không cần dùng câu lệnh khai báo kiểu dữ liệu (bằng 2 dấu ::
), mà cứ gán dữ liệu rồi Haskell sẽ tự động gán kiểu dữ liệu cho biến đó giùm chúng ta.
1 2 3 4 5 6 | main :: IO() num = 3 -- Int char = 'a' -- Char str = "Phocode" -- String fl = 3.14 -- Float main = return() |
Biến trong Haskell là bất biến
Tức là không thể thay đổi giá trị của biến đó được.
1 2 3 4 | main :: IO() num = 3 num = 4 -- Lỗi Multiple declaration of 'num' main = return() |