NodeJS – EventEmitter

4.9/5 - (23 votes)

EventEmitter là một lớp trong Node, lớp này có chức năng chính là phát sinh sự kiện, vì Node chạy theo hướng lập trình sự kiện nên lớp này là một trong số những lớp cốt lõi của Node, cũng vì thế nên dù EventEmitter không liên quan gì tới web nhưng đóng một vai trò rất quan trọng.

Ví dụ

Chúng ta tạo một file có tên pulser.js với nội dung như sau:

var events = require('events');
var util = require('util');

function Pulser() {
    events.EventEmitter.call(this);
}

util.inherits(Pulser, events.EventEmitter);

Pulser.prototype.start = function() {
    var self = this;
    this.id = setInterval(function() {
    self.emit('pulse');
    }, 1000);
}

var pulser = new Pulser();
pulser.on('pulse', function() {
    console.log('pulse received');
});
pulser.start();

Trong đoạn code trên chúng ta định nghĩa lớp Pulser kế thừa từ lớp EventEmitter.

var events = require('events');
var util = require('util');

Đầu tiên chúng ta cần dùng 2 gói là eventsutil.

function Pulser() {
    events.EventEmitter.call(this);
}
util.inherits(Pulser, events.EventEmitter);

Tiếp theo đoạn code trên chúng ta định nghĩa lớp Pulser bằng hàm khởi tạo Pulser(), dòng events.EventEmitter.call(this)util.inherits(...) có tác dụng sao chép toàn bộ những gì có trong lớp EventEmitter vào lớp Pulser, hay nói cách khác là ở đây chúng ta tiến hành cho lớp Pulser kế thừa từ lớp EventEmitter.

Pulser.prototype.start = function() {
    ...
    self.emit('pulse');
    ...
}

Tiếp theo chúng ta định nghĩa hàm start() cho đối tượng prototype của lớp Pulser, hàm này về cơ bản thì cứ sau 1 giây sẽ phát đi một sự kiện bằng phương thức emit().

Phương thức emit() là phương thức của lớp EventEmitter nhưng chúng ta đã cho kế thừa trong lớp Pulser nên có thể gọi từ lớp Pulser. Phương thức emit() sẽ làm công việc phát sinh một sự kiện để các đối tượng khác có thể lắng nghe và “bắt” sự kiện này, tham số đầu vào của phương thức emit() gồm có 1 chuỗi là tên sự kiện dùng để phân biệt các sự kiện, sau đó là danh sách các tham số, ở đây chúng ta không đưa vào tham số nào, nhưng giả sử nếu muốn bạn có thể truyền bất cứ thứ gì cũng được, ví dụ emit('pulse', 1, 'hello world', 2.7465).

var pulser = new Pulser();
pulser.on('pulse', function() {
    console.log('pulse received');
});
pulser.start();

Tiếp theo chúng ta tạo một đối tượng lớp Pulser(), sau đó chúng ta cho đối tượng này “lắng nghe” sự kiện pulse bằng phương thức on(), phương thức này nhận vào tên sự kiện và hàm sẽ xử lý sự kiện đó, ở đây sự kiện phát đi không mang theo tham số nào, nhưng giả sử như nếu có thì nếu muốn bắt các tham số đó, chúng ta chỉ cần khai báo trong hàm xử lý là được, ví dụ:

pulser.on('pulse', function(arg1, arg2, someArg) {
    console.log('pulse received', arg1, arg2, someArg);
});

Chạy đoạn code trên chúng ta được kết quả như sau:

C:\Users\PhoCode>node pulser.js
pulse received
pulse received
pulse received
pulse received
pulse received
pulse received
pulse received
...

Bạn có thể phát ra bao nhiêu sự kiện cũng được, và mỗi sự kiện có thể có bao nhiêu phương thức lắng nghe cũng được.

5 3 votes
Article Rating
Subscribe
Thông báo cho tôi qua email khi
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments