Java 8 – Hello World

5/5 - (1 vote)

Trong bài trước chúng ta đã viết đoạn code in dòng chữ “Hello World”, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn code đó:

/*
 *    Class Example
 */
public class Example {
    public static void main(String[] args) {
        System.out.println("Hello World!");     // Print the string
    }
}

Trong đoạn code trên có 3 phần, phần comment (bình luận), phần định nghĩa lớp Example và cuối cùng là phương thức main().

Comment – Bình luận

Bình luận là những đoạn văn được biết phía sau dấu // hoặc nằm giữa cặp dấu /* */, trong đoạn code trên thì

/*
 *    Class Example
 */

//    Print the string

là các dòng bình luận. Các đoạn bình luận sẽ không được biên dịch bởi trình biên dịch, đây chỉ là các câu văn dùng để ghi chú thích cho người viết code đọc thôi.

Trong Java thì ngoài 2 cú pháp bình luận trên, còn có một cú pháp nữa là ghi giữa cặp dấu /** */. Ví dụ:

/** 
 *    Class Example
 */

Cú pháp này sẽ hỗ trợ công cụ javadoc tạo tài liệu cho đoạn code, nhưng chúng ta sẽ không tìm hiểu ở đây.

Định nghĩa lớp

Lớp là khái niệm trong lập trình hướng đối tượng, chúng ta sẽ tìm hiểu sau.

Trong đoạn code Hello World ở trên thì phần định nghĩa lớp là:

public class Example {

}

Cú pháp chung cho phần định nghĩa lớp là:

class <tên_lớp> {

}

Sau từ khóa class là tên của lớp, tên này do chúng ta tự đặt, rồi tới dấu mở ngoặc nhọn {, tiếp theo là các đoạn code khai báo thuộc tính và phương thức, rồi tới dấu đóng ngoặc nhọn }. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về lớp sau.

Phương thức main()

Phương thức main() là đoạn code sau:

public static void main(String[] args) {

}

Trong bất cứ một chương trình viết bằng Java nào cũng phải có một dòng khai báo phương thức main() tương tự như sau:

public static void main(String[] args)

Đầu tiên là từ khóa public, đây là từ khóa dùng để khai báo phạm vi hoạt động của phương thức, rồi tới từ khóa static cho biết phương thức này là phương thức tĩnh, hai từ khóa publicstatic có thể đổi chỗ cho nhau (public static hoặc static public), chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về chúng sau.

Tiếp theo là từ khóa void, đây là một kiểu dữ liệu, rồi đến main là tên phương thức, chúng ta phải đặt tên chính xác là "main". Đoạn code nằm trong main sẽ được chạy đầu tiên khi chương trình chạy, đây là điểm mở đầu của chương trình.

Sau main là đoạn String[] args trong cặp dấu ngoặc tròn (). String[] là kiểu dữ liệu mảng chuỗi, chúng ta sẽ tìm hiểu sau, args là tên tham số được truyền vào khi chạy chương trình, chúng ta có thể đặt tên tham số khác args, nhưng thông thường thì chúng ta sẽ đặt là args hoặc argvĐây là cơ chế truyền thông tin vào chương trình khi chạy. Trong phần trước chúng ta đã chạy chương trình bằng lệnh:

java -cp . Example

Nếu muốn truyền thêm thông tin gì thì chúng ta ghi vào phía sau “Example”, chẳng hạn chúng ta muốn truyền thêm chuỗi happy vào thì gõ lệnh là:

java -cp . Example happy

Và chuỗi happy sẽ nằm trong mảng args. Trong đoạn code Hello World ở đầu bài thì chúng ta không quan tâm tới tham số args này mà chỉ có dòng lệnh:

System.out.println("Hello World");

Dòng lệnh trên sẽ gọi phương thức println() của lớp System và in dòng chữ Hello World lên bộ nhớ xuất, và màn hình Command Prompt sẽ hiển thị dòng chữ đó.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Thông báo cho tôi qua email khi
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments